Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Chữa phụ khoa theo "truyền miệng" nguy hiểm khôn lường

Thay vì phải đi khám và được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, nhiều chị em lại tin theo những lời đồn đoán rồi truyền tai nhau cách chữa phụ khoa cực kỳ "dị nhiên" tại nhà.

Những liệu pháp "có một không hai"

Mỗi lần biết đồng nghiệp nào đang khổ sở vì bị bệnh phụ khoa, Thanh Bình, 28 tuổi (kế toán của công ty Xuất nhập khẩu T.) lại thì thầm điệp khúc quen thuộc: “Em thử pha nước tinh khiết với muối Natri Bicarbonate đi, hiệu nghiệm lắm!”.

Được biết, bản thân Bình cũng nhiều lần bị bệnh phụ khoa đến mức mãn tính. Cứ khoảng 2 tháng, Bình lại phải đặt thuốc 1 đợt. Thế nhưng cứ đặt thuốc mãi mà tình trạng bệnh vẫn tái diễn.

Một lần, quá khó chịu nên Bình buột miệng kêu ca với đồng nghiệp. Không ngờ, chị đồng nghiệp này mách nước cho Bình một biện pháp chữa nấm đơn giản. Vì “có bệnh vái tứ phương”, Bình cũng về áp dụng theo. Không ngờ sau vài lần thử, cô thấy hiệu nghiệm thật.

Hàng ngày, Bình rửa vùng kín với dung dịch vệ sinh tự pha. Nói là nước vệ sinh tự chế nhưng thực ra chỉ bằng nước đun sôi để nguội hoặc 1 chai nước suối pha với 1 gói Natri Bicarbonate mua ở hiệu thuốc. Cứ thế, Bình dùng nước vệ sinh tự chế này rửa 2 lần/ngày.
Khi bị bệnh phụ khoa, nhiều chị em tự ý chữa trị tại nhà bằng các thực phẩm (Ảnh minh họa)

Chăm chỉ rửa vùng kín với dung dịch tự chế thường xuyên chưa đủ, sáng nào Bình không quên bóc 1 củ tỏi có những tép nhỏ. Sau đó, cho vào miệng uống với nước như uống thuốc.

Bình tâm sự: “Có bệnh thì phải làm như thế, chứ uống tỏi mình cũng hãi lắm. Phải uống như thế cho không bị hôi miệng, chứ nhai tỏi thì mùi hôi khủng khiếp".

Mấy tháng liền điều trị bệnh phụ khoa tại nhà, Bình có vẻ đã dạn dày kinh nghiệm khi chia sẻ: "Đặc biệt là mấy ngày sau khi có kinh thì uống nước tỏi nhiều hơn 1 chút. Khi bắt đầu thấy khí hư màu hơi đục như nước vo gạo là phải uống tỏi ngay. Cứ uống chừng 2 hôm liên tục là khí hư lại trong lại.

Vụ uống tỏi tuy khó uống nhưng hay và hiệu nghiệm lắm”. Bình cho biết, bí quyết trị bệnh phụ khoa này của cô cũng được 2 em chồng áp dụng.

Cũng bị nấm vùng kín tái đi tái lại mà không khỏi, đến các phòng khám phụ khoa nhẵn mặt, Vân (Hà Cầu, Hà Đông) không khỏi chán nản. Nhất là những ngày trời nồm, Vân tìm đủ cách khắc phục mà bệnh tình không khá khẩm hơn.

Lần tìm hiểu các biện pháp chữa nấm âm đạo trên mạng, Vân lạc vào hẳn vào một topic về cách chữa nấm tại nhà. Chẳng dám ăn tỏi vì sợ mùi hôi nhưng theo lời mách nước của một mẹ, Vân quyết định dùng lá trầu không đun lên lấy nước rửa.

Rửa nước lá trầu không được vài lần, Vân đã thấy vùng kín đã rất sạch sẽ và khô ráo. Tình trạng ngứa và khô rát âm đạo cũng giảm dần. Tỏ vẻ sành sỏi trong việc chữa bệnh phụ khoa, Vân thì thầm nói: “Dùng nước lá trầu không hoặc nước trà xanh để vệ sinh vùng kín sạch sẽ lắm.

Nhưng muốn điều trị dứt điểm, tôi còn phải tuyệt đối không quan hệ với chồng. Nhiều lúc chồng không chịu được thì cũng phải nhịn, hoặc nếu quan hệ cũng phải dùng bao cao su”.

Sống chung với khó chịu khi bị viêm nhiễm phụ khoa, bà mẹ 2 con Hồng Hạnh (Tây Hồ, HN) lại tự nghĩ ra cách trị nấm đơn giản bằng cách ăn sữa chua thường xuyên. Mỗi ngày để điều trị bệnh, chị ăn liền 4 hộp sữa chua không đường.

Theo người phụ nữ này thì sữa chua có nhiều vi khuẩn có ích. Nếu ăn sữa chua thường xuyên có thể giúp đẩy lùi nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa hoặc nhiễm nấm âm đạo.

Thậm chí, nghe theo lời mách nước của bạn bè, chị Hạnh còn mạnh dạn tự ý sử dụng sữa chua không đường bôi vào vùng kín nhằm tăng lượng vi khuẩn có ích cho âm đạo, giúp chữa bệnh nấm men.

"Chớ nên chữa bệnh theo lời đồn"


Khi nhắc tới việc bị bệnh phụ khoa mà nhiều chị em vẫn tự ý chữa tùm lum tại nhà, bác sĩ Nguyễn Minh Sơn (Phòng khám Thịnh An - 88 Dốc Phụ Sản, đường La Thành, Hà Nội) khẳng định: “Hiện, các chị em vẫn có tâm lý khá e dè khi đi khám hoặc chữa bệnh phụ khoa.

Vì thế, chị em thường cứ đau đâu chữa đấy hoặc ra hiệu thuốc mua thuốc uống, bôi, đặt. Nguy hại hơn, nhiều chị em còn tự ý sử dụng các thực phẩm để chữa phụ khoa mà không biết rằng, điều này sẽ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Chớ nên chữa bệnh theo lời đồn”.

Bác sĩ Nguyễn Minh Sơn cũng phân tích: "Những thực phẩm như tỏi, trà xanh có thể được coi là một kháng sinh nhưng chúng chỉ tốt để hỗ trợ điều trị tai mũi họng.

Hoặc sữa chua tuy có nhiều vi khuẩn có ích nhưng chỉ có lợi cho tiêu hóa. Do đó, không thể lấy món ăn có lợi cho điều trị bệnh ở một bộ phận nào của cơ thể để điều trị bệnh phụ khoa được".

Cũng theo bác sĩ Sơn, để chữa bệnh phụ khoa dứt điểm, chị em buộc phải khám bác sĩ phụ khoa để được thăm khám chính xác nguyên nhân bị bệnh như: do thói quen sinh hoạt, môi trường hay cơ địa của từng người... Đặc biệt, để bệnh phụ khoa không tái phát, việc phòng bệnh là quan trọng nhất.

Thực tế, bác sĩ Sơn cũng khẳng định tiếp, chưa có thực phẩm nào giúp chữa bệnh phụ khoa. Hoặc ngay cả khi nó thực sự hỗ trợ trong việc chữa bệnh phụ nữ thì vẫn phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Khám phụ khoa ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu sau

Blog Chữa Phụ Khoa sẽ chia sẻ với bạn một số biểu hiện của bệnh phụ khoa mà bạn cần lưu ý:
Nếu thấy những biểu hiện bất thường như đau khi "quan hệ", dịch âm đạo ra nhiều, có dấu hiệu mang thai, đau bụng dưới bất thường... chị em cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
Với chị em, sức khỏe phụ khoa là vô cùng quan trọng. Ngoài việc cần đi khám phụ khoa theo định kì, chị em cần hết sức lưu ý đến sức khỏe và các dấu hiệu khác lạ ở cơ thể. Nếu thấy những biểu hiện bất thường như đau khi "quan hệ", dịch âm đạo ra nhiều, có dấu hiệu mang thai, đau bụng dưới bất thường... chị em cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt, không nên chờ đến kì hẹn của bác sĩ mới đi khám.

Những dấu hiệu này có thể cảnh báo bạn đang mắc bệnh phụ khoa nào đó hoặc đang có thai. Trong trường hợp có thai, bạn cần được kiểm tra chính xác và giữ gìn sức khỏe, bổ sung vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu là biểu hiện của bệnh phụ khoa thì bạn cũng cần được điều trị kịp thời.

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Viêm phụ khoa vì những nguyên nhân ngớ ngẩn nhất

Blog Chữa Phụ Khoa xin chia sẻ với các bạn bài 
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh phổ biến mà nhiều chị em thường gặp. Thế nhưng, không ít chị em lại mắc bệnh vì những lý do vô cùng... ngớ ngẩn.

1. Vệ sinh quá sạch hoặc sai cách

 
Thụt rửa sâu trong âm đạo sẽ tạo điều kiện đưa vi khuẩn vào sâu trong âm đạo; Vệ sinh âm đạo bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhiều lần/ngày sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo; Khi đi cầu xong, vệ sinh từ sau ra trước sẽ đưa vi khuẩn tới vùng nhạy cảm đều tăng nguy cơ viêm nhiễm "vùng kín".

2. Dùng băng vệ sinh sai cách


Không thay băng vệ sinh đúng giờ là một trong những điều kiện tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi. Bạn càng để lâu, khả năng bị viêm càng cao.

3. Chọn nhầm sản phẩm vệ sinh


Dùng xà bông và các chất tẩy rửa mạnh, có mùi thơm để vệ sinh vùng kín, thụt rửa vùng kín khiến vùng kín bị tổn thương và viêm nhiễm.

4. Mặc quần chip chật


Mặc quần lót chật làm cho khiến cho "vùng kín" ra nhiều mồ hôi, đọng lại trên da và tạo môi trường tốt cho vi khuẩn, nấm phát triển, dẫn tới mất cân bằng trong âm đạo và gây bệnh phụ khoa.

5. Lây từ "đối tác"


Nhiều chị em bị lây bệnh viêm nhiễm phụ khoa từ chồng hoặc người yêu qua đường quan hệ tình dục mà không biết. Biểu hiện bệnh nam khoa ít được biểu lộ rõ như ở phụ nữ, các vi trùng có thể phát bệnh sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Vì vậy, khoảng thời gian này, qua quan hệ tình dục với vợ, quý ông vẫn có thể “hồn nhiên” truyền bệnh cho vợ hoặc người yêu.

Làm sao để phòng bệnh viêm phụ khoa?

Để bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt nhất, chị em cần nắm được những điều cần làm như:

- Ăn uống đủ chất để tăng cường sức khỏe, vệ sinh "vùng kín" mỗi ngày, đặc biệt là trong chu kì kinh nguyệt và sau mỗi lần đi vệ sinh.

- Tìm hiểu thông tin để biết rõ khi nào dấu hiệu ngứa hoặc dịch âm đạo là bình thường và khi nào nó là triệu chứng của viêm nhiễm để điều trị kịp thời.

- Khám phụ khoa theo định kì

- Tự bảo vệ mình trong quan hệ tình dục.

- Dùng một số sản phẩm thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa.

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Làm thế nào để âm đạo khỏe mạnh

Âm đạo khỏe mạnh thường có tính chất axit tự nhiên và chứa một lượng phong phú các vi khuẩn có lợi. Những vi khuẩn này giúp chống lại nhiễm trùng và duy trì độ pH bình thường. Âm đạo khỏe mạnh cũng sẽ tiết ra một lượng dịch nhỏ để tự làm sạch. Dưới đây là một số mẹo nhỏ trong vệ sinh giúp vùng này.

Rửa đúng cách

Rửa đúng cách là vệ sinh từ trước ra sau, rửa sạch sẽ các kẽ, các nếp gấp của các mép âm hộ, không thụt nước vào trong âm đạo.

Thay băng vệ sinh

Trong kỳ kinh nguyệt, bạn cần thay băng vệ sinh 4 tiếng một lần. Điều này sẽ giúp cho vùng kín sạch sẽ.

Vệ sinh sau khi “yêu”

Sau khi quan hệ, bạn cần rửa sạch vùng kín để tránh nguy cơ viêm nhiễm.

Sử dụng giấy vệ sinh

Để giữ cho âm đạo sạch sẽ và khỏe mạnh, tốt nhất là bạn nên sử dụng giấy vệ sinh hoặc giấy ướt sau khi đi tiểu. Không nên sử dụng khăn vải vì nó chứa nhiều vi khuẩn.

Tỉa lông mu

Thỉnh thoảng cắt tỉa lông mu sẽ giúp âm đạo sạch sẽ và khỏe mạnh. Nó giúp giảm sự tích tụ mồ hôi khiến âm đạo có mùi.

Vệ sinh bằng nước ấm

Khi vệ sinh âm đạo hàng ngày, hãy nhớ rửa bằng nước ấm, nó sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn ở vùng kín.

Thay quần lót

Thay quần lót 2 lần mỗi ngày, âm đạo của bạn sẽ sạch sẽ và không có mùi. Nếu không bạn cũng nên thay quần lót mỗi ngày.

Mặc quần lót vải thoáng mát

Mặc dù thay quần lót thường xuyên, bạn cũng không nên chọn những loại quần vải ren hoặc vải satin trong mùa hè. Mặc quần chất liệu vải cotton là cách tốt nhất để giữ vệ sinh.

Không để âm đạo ẩm ướt

Sau khi vệ sinh, bạn cần lau khô âm đạo. Việc để ẩm ướt có thể gây viêm nhiễm và hình thành nấm.

Không quên đi tiểu sau khi “yêu”

Khi bạn quan hệ, vi khuẩn có thể đi “du lịch" đến niệu đạo, được kết nối với bàng quang. Đi tiểu sau khi quan hệ có thể giúp bạn loại bỏ vi khuẩn ra khỏi âm đạo, tăng cường sức khỏe chung và giúp bạn tránh được các nhiễm trùng đường tiểu.

Luôn sử dụng bao cao su khi “yêu”

Mẹo tốt nhất để giữ cho âm đạo khỏe mạnh là sử dụng bao cao su. Nó giúp duy trì nồng độ pH vùng này ở trạng thái tốt, nhờ đó các vi khuẩn có lợi như lactobacilli có thể tồn tại.

Ăn những loại thực phẩm tốt cho phụ nữ

Nam việt quất và nước ép dứa được cho là cải thiện tình trạng dịch âm đạo có mùi. Tiêu thụ lượng lớn tỏi cũng sẽ giúp làm sạch vùng này một cách tự nhiên.

Tập luyện âm đạo

Các bài tập Kegel giúp âm đạo khỏe mạnh. Đây là một trong những bài tập giúp cải thiện đời sống tình dục của bạn.

Tránh dùng xà phòng thơm vệ sinh

Khi vệ sinh âm đạo, bạn nên tránh sử dụng xà phòng thơm. Điều này sẽ gây kích thích và từ đó da ở khu vực vùng kín sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm.

Không sử dụng sữa tắm cho vùng kín

Không nên dùng sữa tắm để vệ sinh âm đạo mà thay vào đó hãy sử dụng các loại xà phòng sát khuẩn nhẹ.

Tránh thụt rửa

Thụt rửa âm đạo gây rắc rối lớn, làm thay đổi cân bằng hóa học ở môi trường này, có thể gây viêm, dẫn đến khô…

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

6 căn bệnh phụ khoa “khó nói”

Rối loạn kinh nguyệt là 1 trong 6 căn bệnh phụ khoa “khó nói” mà phụ nữ thường mắc dù đã đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các chị em phụ nữ.

1.​ Viêm tử cung

Viêm tử cung thường gặp ở những phụ nữ sau khi sinh con, sảy thai, nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể là do sót rau, dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vô trùng, không vô khuẩn tốt khi bóc rau, thao tác nạo hút thai, lấy vòng không vô khuẩn, bế sản dịch sau đẻ… Biểu hiện khi bị viêm tử cung: 3-4 ngày sau đẻ hoặc sau sảy thai, người bệnh ăn uống kém, mất ngủ, bứt rứt trong người, mạch nhanh. Sau 1-2 ngày sốt cao, đau bụng vùng hạ vị, sản dịch ra nhiều, lẫn mủ, có mùi hôi. Tử cung to, mềm, đau. Nếu tiến triển mạn tính thì khí hư có thể ra nhiều, có khi có lẫn máu, sau đó dẫn tới viêm và có thể lan sang các phần phụ như buồng trứng, ống dẫn trứng. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh toàn thân liều cao. Người bệnh cần nâng cao thể trạng, sức khỏe và điều trị tích cực, đúng cách.


2. Rối loạn kinh nguyệt

Thức khuya nhiều khiến thần kinh bạn bị căng thẳng, dẫn đến rối loạn oestrogen. Đây chính là nguyên nhân làm cho kinh nguyệt của chị em không đều. Kinh nguyệt không đều có thể là chậm kinh, mất kinh, máu kinh thay đổi cả về lượng, màu sắc lẫn mùi, những thay đổi trong ngày có kinh, rong kinh… Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi bắt đầu hành kinh và cả độ tuổi mãn kinh. Nhưng nếu bị rối loạn hormone thì ngay cả phụ nữ trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng này. Một số bệnh phụ khoa khác cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như rối loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, u xơ hay lạc nội mạc tử cung… Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự thụ thai ở người phụ nữ. Vì vậy, chị em nên tránh thức quá khuya trong thời gian dài liên tục để giữ sức khỏe sinh sản của mình được tốt nhất.

3. U xơ cổ tử cung

​ Một số triệu chứng của tình trạng u xơ tử cung là thay đổi kinh nguyệt, tăng tiết dịch âm đạo, đau vòng eo, có áp lực trong bàng quang. Bệnh u xơ cổ tử cung có thể chữa khỏi được, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, để kéo dài sẽ có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu phát hiện từ 2 dấu hiệu trở lên như kinh nguyệt thất thường, huyết trắng ra nhiều, vùng thắt lưng có cảm giác đau nhức, bụng dưới xuất hiện những cục nhỏ cứng, luôn có cảm giác muốn tiểu tiện. Khi đó chị em nên đi khám càng sớm càng tốt, vì đó là các dấu hiệu rất rõ ràng của bệnh u xơ cổ tử cung. Bệnh u xơ cổ tử cung có thể chữa khỏi được, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, để kéo dài sẽ có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và ảnh hưởng đến tính mạng.

4. Viêm âm đạo

Thông thường, một khi khả năng kháng khuẩn tự nhiên ở âm đạo giảm đi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, các yếu tố khác như vệ sinh cá nhân kém, vệ sinh trong giao hợp không được đảm bảo sẽ dẫn đến nhiễm ký sinh trùng như trùng roi, nấm… Khi bị viêm âm đạo, chị em thường thấy các biểu hiện: Có khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ (viêm âm đạo do tạp khuẩn), ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Khí hư có màu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo viêm đỏ (viêm âm đạo do kí sinh trùng) và ngứa nhiều vùng âm hộ vào giữa chu kỳ kinh, khí hư đặc như bột, có ánh trắng, âm đạo có màu đỏ tím (viêm âm đạo do nấm). Trong trường hợp bị viêm âm đạo, chị em cần làm vệ sinh trước khi đi ngủ bằng dung dịch diệt khuẩn, dùng kháng sinh và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

5. Viêm lộ tuyến tử cung

Viêm lộ tuyến tử cung thường có nguyên nhân chủ yếu do viêm hoặc sang chấn như rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại các lớp mô bên trong cổ tử cung gây nên lộ tuyến. Khi bị viêm lộ tuyến tử cung, chị em sẽ thấy các biểu hiện rõ rệt nhất là xuất hiện khí hư, cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên khi đi lại. Nắn môi nhỏ giữa ngón trỏ và ngón cái sẽ thấy một khối to căng, rắn, tròn đều. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh chống viêm âm đạo và cổ tử cung để đặt trong 10-15 ngày. Nếu tổn thương rộng cần điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt hoặc đốt điện.

6. Bệnh ở tuyến vú

Hiệp hội ung thư Đan Mạch mới đây khuyến cáo, phụ nữ thường xuyên làm việc về đêm, tiếp xúc nhiều với ánh sáng là nguyên nhân làm hủy hoại một loại hormone có chức năng ức chế khối u, đặc biệt khối u ở vú. Do đó, những chị em này có nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến vú cao hơn bình thường. Những bệnh ở tuyến vú thường gặp là tăng sản tuyến vú, u xơ vú, tiết dịch ở đầu vú và ung thư vú… Để phòng bệnh ở tuyến vú, tốt nhất chị em nên tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya. Ngoài ra, việc tự kiểm tra vú theo định kỳ cũng có thể giúp phát hiện sớm những khác biệt ở vú. Chị em nên chọn một thời điểm nhất định trong tháng để tiến hành kiểm tra, tốt nhất nên kiểm tra sau khi hết kinh nguyệt được vài ngày vì ở thời điểm này, ngực mềm nhất, dễ sờ nắn và phát hiện bất thường nhất.

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Bệnh phụ khoa bị tái phát liên tục

Trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ là 65 - 75,6%, trong đó chủ yếu là viêm nhiễm âm hộ - âm đạo do vi khuẩn và nấm, chiếm tới trên 85% (theo thống kê của Bộ Y tế). Đây là vấn đề tế nhị nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hạnh phúc của phụ nữ.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Trần Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Sản 2 - BV Phụ sản TW về cách phòng tránh và điều trị dứt điểm căn bệnh khó nói này.

- Thưa bác sĩ, con số 65 - 75,6% phụ nữ mắc bệnh phụ khoa thực sự khiến nhiều người phải giật mình. Mắc bệnh phụ khoa đã là điều khó nói, nhưng việc bị tái phát trong thời gian ngắn và phải điều trị nhiều lần mà không khỏi sẽ đem lại nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân việc tái phát là do đâu?
Trước hết, chúng ta cần thừa nhận một thực tế là phụ nữ Việt Nam chưa hoặc rất ít có ý thức chăm sóc sức khỏe phụ khoa định kì. Đến khi mắc bệnh, họ lại thường có tâm lý e ngại, không muốn đi khám nên có thể khiến bệnh nặng hơn. Tới lúc bắt buộc phải đi khám thì lại không điều trị triệt để, đúng cách khi phát hiện ra bệnh, đồng thời không xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh. Một lý do nữa là vì sức đề kháng của cơ thế kém, gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Đó là những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan khiến cho bệnh phụ khoa tái phát.
- Nếu không điều trị dứt điểm, để bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì sẽ gây ra những hậu quả gì thưa bác sĩ?
Mắc bệnh phụ khoa kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, trước hết là gây ra những phiền toái, khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ hoặc thậm chí là ung thư sinh dục. Do đó, phụ nữ chúng ta cần thay đổi tư duy về chăm sóc phụ khoa, không nên xem nhẹ để bệnh tiến triển nặng hơn và cần điều trị dứt điểm để tránh tái phát nhiều lần.

Bệnh phụ khoa cần được điều trị dứt điểm để tránh tái phát nhiều lần

- Vậy để điều trị dứt điểm và tránh những hậu quả nguy hiểm của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là bệnh dai dẳng thì người bệnh nên áp dụng những biện pháp điều trị như thế nào?

Khi đã mắc bệnh, chị em cần nhanh chóng đi khám phụ khoa để xác định rõ tình trạng bệnh, sau đó cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và chủ động tìm hiểu nguyên nhân để phòng tránh. Đồng thời, chị em cũng có thể sử dụng các loại thảo dược để cân bằng môi trường âm đạo, tăng khả năng hồi phục tổn thương và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Chúng tôi đã tập hợp những băn khoăn của nhiều phụ nữ ở các lứa tuổi khác nhau xung quanh vấn đề bệnh phụ khoa tái phát, mong bác sĩ giải đáp và tư vấn cho họ cách điều trị dứt điểm căn bệnh này.

- Theo tôi hiểu thì nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh phụ khoa là do vấn đề vệ sinh. Vậy tại sao 1 ngày tôi vệ sinh 2 lần với dung dịch vệ sinh phụ nữ rất cẩn thận, thậm chí còn dùng xà phòng thơm có khả năng tiệt trùng cao để vệ sinh vùng kín mà vẫn mắc bệnh và bị tái phát nhiều lần? (Chị T, 30 tuổi)

Bạn cũng như khá nhiều phụ nữ khác đang có sự nhầm lẫn về nguyên tắc vệ sinh vùng kín. Đây là vùng rất nhạy cảm, do đó không nên dùng xà phòng có tính diệt khuẩn cao mà chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh phù hợp. Tuy nhiên, vệ sinh bên ngoài đúng cách mới chỉ giải quyết được 1 vấn đề, quan trọng hơn là vệ sinh khi quan hệ tình dục và cách quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh các nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến việc vệ sinh kinh nguyệt hàng tháng: không nên để băng vệ sinh quá 4 giờ, rửa sạch vùng kín mỗi khi thay băng vệ sinh và không quan hệ vợ chồng khi đang có kinh.

- Tôi bị ngứa và khó chịu ở vùng kín, đi khám thì bác sĩ chẩn đoán là viêm âm đạo, cho thuốc đặt và yêu cầu kiêng quan hệ vợ chồng. Nhưng tôi không thể thực hiện theo được vì mỗi lần né tránh lại bị chồng giận dỗi, ghen tuông. Nói thật với chồng thì tôi ngại, sợ chồng không chia sẻ, rồi chê ở bẩn nên mới mắc bệnh. Do đó, cứ qua mỗi đợt điều trị vài bữa là tôi bị mắc lại, không tài nào dứt được bệnh. Tôi phải làm thế nào thưa bác sĩ? (Chị N, 27 tuổi)

Đây là vấn đề cần đến sự tế nhị và khéo léo của người phụ nữ. Trước hết bản thân chị cần phải chủ động đối mặt với vấn đề và nhẹ nhàng giải thích cho chồng hiểu: bệnh viêm nhiễm phụ khoa có liên quan mật thiết đến việc quan hệ vợ chồng không đảm bảo an toàn vệ sinh, từ đó động viên để anh ấy chia sẻ và có trách nhiệm ủng hộ vợ trong quá trình điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chúc vợ chồng bạn sẽ có được sự đồng lòng để điều trị dứt điểm và giữ gìn hạnh phúc.

- Tôi bị viêm âm đạo do nấm, đã điều trị vài lần, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ mà không thể khỏi dứt điểm. Bác sĩ khuyên tôi nên về thuyết phục chồng cùng đi khám, nhưng tôi nói thế nào anh ấy cũng giãy nảy lên không chịu. Tôi phải nói sao để chồng chịu nghe đây? (Chị N.A, 32 tuổi)

Đối với việc điều trị nấm âm đạo thì bạn không nhất thiết phải đưa chồng đi khám, chỉ cần xin đơn điều trị kết hợp cho chồng bằng đường uống và có thể bằng đường bôi tại chỗ, song song với việc chủ động điều trị của bản thân. Chúc bạn mau khỏi bệnh!

- Vợ chồng tôi lấy nhau được 3 năm nhưng vẫn kế hoạch vì muốn ổn định kinh tế trước. Hiện tại, chúng tôi muốn có con thì tôi lại bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tôi đã đi chữa 2 lần nhưng vẫn chưa khỏi hẳn, nhưng đợi lâu hơn thì tôi lại không muốn vì lớn tuổi rồi, gia đình 2 bên giục quá. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên? (Chị H, 31 tuổi)

Nguyên tắc chung khi mắc bệnh phụ khoa là cần chữa khỏi rồi mới được có thai. Với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung thì tùy mức độ sẽ phải mất từ 3 - 6 tháng để chữa khỏi. Tuy nhiên trong trường hợp đang “gấp rút” muốn có thai, bạn có thể xét nghiệm tế bào cổ tử cung để loại trừ tổn thương ung thư, sau đó có thai và sẽ giải quyết vấn đề cổ tử cung sau khi sinh nở cũng được. Chúc bạn sớm có tin vui!

Tôi bị viêm âm đạo do virus Herpes. Chồng tôi khẳng định là anh ấy hoàn toàn chung thủy, do đó quay sang nghi ngờ tôi ngoại tình với người đàn ông khác nên mới mắc bệnh như thế. Tôi không biết giải thích thế nào, còn bệnh thì chữa mãi không khỏi nên càng chán nản và lúc nào cũng stress. Tôi cần làm sao để giữ gìn hạnh phúc gia đình? (Chị P, 28 tuổi)

Y học đã chỉ ra rằng: virus Herpes rất dễ xâm nhập với bất cứ ai, đặc biệt ở những người có sức đề kháng kém. Virus Herpes gây tổn thương niêm mạc miệng hoặc niêm mạc và da vùng sinh dục, tuy nhiên có nhiều cách lây truyền chứ không phải chỉ riêng qua quan hệ tình dục. Bạn có thể tìm kiếm các thông tin khoa học qua sách báo hoặc trên internet để giải thích cho chồng hiểu và ủng hộ. Về việc điều trị, đã là bệnh do Virus thì có bị tái phát hay không tùy thuộc vào cách điều trị và liên quan chặt chẽ đến sức đề kháng của cơ thể. Trong quá trình điều trị, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng vì stress cũng là một nhân tố gây bệnh phụ khoa do mất cân bằng nội tiết. Chúc bạn điều trị hiệu quả và luôn hạnh phúc!

- Tôi bị viêm âm đạo và đã đi khám vài lần, lần nào cũng được kê đơn na ná như nhau. Hiện tại tôi lại thấy ngứa và ra khí hư màu vàng, có mùi giống những lần trước. Lần này đi khám bác sĩ có kê đơn thuốc đặt và dặn dò dùng đồng thời một số thảo dược như trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, cao dây ký ninh… kết hợp với Immune Gama trong 6 tháng thì bệnh mới khỏi hoàn toàn được. Tôi vẫn cảm thấy chưa yên tâm, xin bác sĩ giải thích thêm? (Chị Q, 25 tuổi)

Để điều trị hiệu quả, trước hết bạn cần loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh và tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, kết hợp với phương pháp điều trị đặc hiệu của Tây y, bạn có thể yên tâm sử dụng các loại thảo dược có thành phần như trên, giúp cân bằng độ PH âm đạo, tăng khả năng tái tạo tế bào tổn thương, bảo vệ niêm mạc âm đạo, tăng sức đề kháng cơ thể để giảm tối đa khả năng tái phát bệnh. Chúc bạn mau khỏi bệnh!

- Cháu đang là sinh viên, chưa có bạn trai và chưa từng QHTD. Thế nhưng cháu lại bị ngứa vùng kín và khí hư ra nhiều, vón cục màu trắng. Vậy có phải là cháu bị bệnh phụ khoa không? Cháu rất sợ đến phòng khám vì nhỡ đâu ảnh hưởng đến màng trinh. Tự mua thuốc về uống thì bạn cháu bảo sẽ ảnh hưởng đến nội tiết, khó có con sau này. Do đó cháu chỉ mua dung dịch vệ sinh về dùng thôi, nhưng cứ đỡ vài hôm lại bị ngứa. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên. (Bạn L, 19 tuổi)

Tuy cháu chưa quan hệ tình dục nhưng không có nghĩa là không thể mắc bệnh phụ khoa. Với các triệu chứng đã nêu thì có thể cháu đã bị nhiễm nấm âm hộ âm đạo do nguồn nước hay băng vệ sinh không đảm bảo. Tốt nhất cháu nên đi khám phụ khoa để được chẩn đoán cụ thể. Hiện nay khoa học phát triển, các bác sĩ cũng rất tâm lý và có tay nghề cao nên cháu không cần lo lắng việc bị can thiệp gây ảnh hưởng đến màng trinh. Nếu bị nhiễm nấm, cháu cần uống thuốc điều trị đặc hiệu, kết hợp với thuốc bôi và rửa ngoài.

Các bạn gái trẻ có thể yên tâm đi khám và chăm sóc sức khỏe phụ khoa

- Tôi nhiều lần bị ngứa vùng kín, đi tiểu buốt và đau rát khi quan hệ với chồng, tôi đã mua thuốc về dùng theo tư vấn của người bán thuốc. Nhưng hiện tại, mức độ đau rát của tôi ngày càng tăng, khí hư có mùi hôi khó chịu. Mong bác sĩ giới thiệu cho tôi loại thuốc nào hiệu quả nhanh và an toàn, tránh bị tái phát. (Chị G, 26 tuổi)

Bạn nên từ bỏ thói quen tự điều trị theo tư vấn của người bán thuốc, có thể “tiền mất tật mang”. Trước hết bạn cần đi khám phụ khoa ở phòng khám có uy tín, sau khi có kết quả xét nghiệm dịch âm đạo, xác định rõ loại vi khuẩn gây bệnh thì bác sĩ mới kê đơn thuốc đặc hiệu được. Sau đó, cần tuân thủ theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ để điều trị có hiệu quả nhanh, an toàn và hạn chế tái phát.

- Tôi trước nay là người rất sạch sẽ và nhạy cảm với mùi hôi. Thế nhưng, gần đây tôi thường xuyên bị ngứa rát vùng kín, khí hư ra nhiều, màu xanh xám và có mùi hôi tanh rất khó chịu. Tôi tránh gần gũi chồng và thậm chí không dám ôm hôn các con vì sợ mọi người thấy tôi “bốc mùi”. Tôi phải làm sao thưa bác sĩ? (Chị T, 34 tuổi)

Các triệu chứng bất thường ở vùng kín thường do các loại vi khuẩn khác nhau. Muốn biết rõ, bạn cần phải đi khám phụ khoa, xét nghiệm dịch âm đạo, sau đó bác sĩ mới cho thuốc điều trị đúng bệnh được. Bạn không nên mặc cảm mà cần giữ tinh thần thoải mái, chủ động khi điều trị. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!

- Gần đây tôi thấy cơ thể có nhiều thay đổi khó chịu, thỉnh thoảng bị bốc hỏa, vùng kín thường xuyên bị mẩn đỏ, ra khí hư dạng bột trắng và đi tiểu khó khăn. Bác sĩ có thể chẩn đoán và kê đơn cho tôi không? (Bác K, 47 tuổi)

Ở độ tuổi của chị, cơ thể đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, cần phải khám sức khỏe tổng thể trước khi điều trị chứng bốc hỏa thì mới hiệu quả và an toàn. Với các biểu hiện bất thường về vùng kín và tiết niệu, chị cũng cần đi khám phụ khoa để xác định rõ loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn cụ thể. Chúc chị luôn mạnh khỏe!

- Tôi có bầu ngoài dạ con phải can thiệp đình chỉ, do nguyên nhân là trước đó tôi bị viêm nội mạc tử cung, tưởng đã chữa khỏi nhưng hóa ra bị tái phát mà không biết. Tôi rất lo lắng và không biết nên dùng loại thuốc điều trị nào để chắc chắn là mình đã khỏi bệnh hoàn toàn trước khi có bầu lần nữa? (Chị N, 25 tuổi)

Bầu/chửa ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con thường là do hai ống dẫn trứng bị viêm nhiễm (cấp tính hoặc mãn tính) làm hạn chế lưu thông. Khó có loại thuốc điều trị nào khẳng định sẽ không bị tái phát nữa, chỉ có thể chủ động điều trị 1 đợt kháng sinh đường tiêm hoặc uống. Sau đó, bạn cần tránh thai ít nhất 6 tháng, trước khi muốn có thai lại nên đi chụp tử cung vòi trứng để xác định độ thông của 2 ống dẫn trứng. Chúc bạn điều trị hiệu quả và sớm có tin vui!

- Tôi bị viêm lộ tuyến chữa đã lâu không khỏi. Hiện tại tôi đang cho con bú nên rất sợ uống thuốc tây sẽ ảnh hưởng đến sữa. Tôi có thể dùng loại thuốc hỗ trợ nào có nguồn gốc từ thảo dược để vừa hiệu quả, vừa không gây hại cho em bé? (Chị T, 27 tuổi)

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung rất ít dùng thuốc tây y đường uống. Tùy mức độ tổn thương, bạn có thể cần đốt điện cổ tử cung đồng thời dùng thảo dược có chứa trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, cao dây ký ninh… kết hợp với Immune Gama. Nếu tổn thương ít và đang có chiều hướng tái tạo, bạn chỉ cần dùng thảo dược và có thể yên tâm sử dụng mà không sợ gây hại cho em bé.

- Gần đây, tôi thấy mình có các biểu hiện khó chịu ở vùng kín, đi khám thì phát hiện bị viêm lộ tuyến tử cung và được kê đơn một số loại thuốc Tây y. Tuy nhiên, bạn tôi trước cũng bị như tôi và đã điều trị khỏi bệnh, có khuyên là ngoài áp dụng theo đơn thuốc tây, cần phải dùng thêm các thảo dược như trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, cao dây ký ninh… kết hợp với Immune Gama để cân bằng PH âm đạo, giúp cổ tử cung hết viêm hết lộ tuyến. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi có nên thực hiện theo lời khuyên của người bạn không và tại sao? (Chị N, 31 tuổi)

Trước hết, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa phụ sản. Ngoài ra, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn và hạn chế tái phát nếu được kết hợp với các thảo dược như đã nêu. Các thành phần trong đó sẽ giúp tổn thương nhanh hồi phục hơn, tăng khả năng tự bảo vệ của niêm mạc âm đạo, cân bằng độ PH âm đạo và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, bạn nên yên tâm thực hiện theo lời khuyên của người bạn. Chúc bạn điều trị hiệu quả và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!

- Xin cảm ơn bác sĩ!

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Nguyên nhân khô rát ở vùng kín của phụ nữ

Khô rát vùng kín không những gây cảm giác khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày, mà còn cản trở chuyện “chăn gối” ở nữ giới.

Trước khi có bất cứ quyết định điều trị nào, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có giải pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Một số nguyên nhân sau là hung thần gây nên những cơn đau rát, đặc biệt hay gặp ở nữ giới thời kỳ mãn kinh:

Thời kỳ mãn kinh: Estrogen giúp duy trì độ ẩm và bôi trơn âm đạo tự nhiên. Tuy nhiên, ở thời kỳ mãn kinh, mức hormone này giảm mạnh, gây khô âm đạo, thậm chí còn xuất hiện hiện tượng ngứa ngáy. Các triệu chứng này còn gọi là bệnh teo âm đạo, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt chăn gối ở tuổi mãn kinh.

Các vấn đề sức khoẻ phụ nữ khác: Sinh con, cho con bú, phẫu thuật cắt buồng trứng hoặc một số loại thuốc cũng có thể làm giảm estrogen – nguyên nhân chính gây khô âm đạo.


Khô rát vùng kín không những gây cảm giác khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày, mà còn cản trở chuyện “chăn gối” ở nữ giới (Ảnh minh họa)

Ung thư: Xạ trị hoặc hoá trị cũng gây khô âm đạo ở nữ giới.

Bệnh tự miễn (Autoimmune disorder): Bệnh tự miễn là tình trạng bệnh lý xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Trong trường hợp này, rối loạn gây ra tình trạng tự tấn công vào các tế bào tiết độ ẩm, hậu quả xảy ra tình trạng khô âm đạo.

Thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm và dị ứng cũng có thể gây khô âm đạo.

Màn dạo đầu: Rất nhiều cặp đôi xem nhẹ màn dạo đầu. Tuy nhiên, đây là yếu tố then chốt giúp hoà hợp cả về tâm hồn lẫn thể xác với bạn đời của mình. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho màn mở đầu bắt buộc này để giúp bôi trơn âm đạo và ngăn ngừa khô rát do ma sát khi quan hệ.

Căng thẳng: Mọi hình thức căng thẳng, áp lực, suy nghĩ quá mức đều gây ra tình trạng tụt mạnh estrogen trong cơ thể, từ đó gây ra chứng khô âm đạo khó chịu cho nữ giới.