Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Bệnh phụ khoa bị tái phát liên tục

Trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ là 65 - 75,6%, trong đó chủ yếu là viêm nhiễm âm hộ - âm đạo do vi khuẩn và nấm, chiếm tới trên 85% (theo thống kê của Bộ Y tế). Đây là vấn đề tế nhị nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hạnh phúc của phụ nữ.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Trần Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Sản 2 - BV Phụ sản TW về cách phòng tránh và điều trị dứt điểm căn bệnh khó nói này.

- Thưa bác sĩ, con số 65 - 75,6% phụ nữ mắc bệnh phụ khoa thực sự khiến nhiều người phải giật mình. Mắc bệnh phụ khoa đã là điều khó nói, nhưng việc bị tái phát trong thời gian ngắn và phải điều trị nhiều lần mà không khỏi sẽ đem lại nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân việc tái phát là do đâu?
Trước hết, chúng ta cần thừa nhận một thực tế là phụ nữ Việt Nam chưa hoặc rất ít có ý thức chăm sóc sức khỏe phụ khoa định kì. Đến khi mắc bệnh, họ lại thường có tâm lý e ngại, không muốn đi khám nên có thể khiến bệnh nặng hơn. Tới lúc bắt buộc phải đi khám thì lại không điều trị triệt để, đúng cách khi phát hiện ra bệnh, đồng thời không xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh. Một lý do nữa là vì sức đề kháng của cơ thế kém, gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Đó là những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan khiến cho bệnh phụ khoa tái phát.
- Nếu không điều trị dứt điểm, để bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì sẽ gây ra những hậu quả gì thưa bác sĩ?
Mắc bệnh phụ khoa kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, trước hết là gây ra những phiền toái, khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ hoặc thậm chí là ung thư sinh dục. Do đó, phụ nữ chúng ta cần thay đổi tư duy về chăm sóc phụ khoa, không nên xem nhẹ để bệnh tiến triển nặng hơn và cần điều trị dứt điểm để tránh tái phát nhiều lần.

Bệnh phụ khoa cần được điều trị dứt điểm để tránh tái phát nhiều lần

- Vậy để điều trị dứt điểm và tránh những hậu quả nguy hiểm của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là bệnh dai dẳng thì người bệnh nên áp dụng những biện pháp điều trị như thế nào?

Khi đã mắc bệnh, chị em cần nhanh chóng đi khám phụ khoa để xác định rõ tình trạng bệnh, sau đó cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và chủ động tìm hiểu nguyên nhân để phòng tránh. Đồng thời, chị em cũng có thể sử dụng các loại thảo dược để cân bằng môi trường âm đạo, tăng khả năng hồi phục tổn thương và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Chúng tôi đã tập hợp những băn khoăn của nhiều phụ nữ ở các lứa tuổi khác nhau xung quanh vấn đề bệnh phụ khoa tái phát, mong bác sĩ giải đáp và tư vấn cho họ cách điều trị dứt điểm căn bệnh này.

- Theo tôi hiểu thì nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh phụ khoa là do vấn đề vệ sinh. Vậy tại sao 1 ngày tôi vệ sinh 2 lần với dung dịch vệ sinh phụ nữ rất cẩn thận, thậm chí còn dùng xà phòng thơm có khả năng tiệt trùng cao để vệ sinh vùng kín mà vẫn mắc bệnh và bị tái phát nhiều lần? (Chị T, 30 tuổi)

Bạn cũng như khá nhiều phụ nữ khác đang có sự nhầm lẫn về nguyên tắc vệ sinh vùng kín. Đây là vùng rất nhạy cảm, do đó không nên dùng xà phòng có tính diệt khuẩn cao mà chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh phù hợp. Tuy nhiên, vệ sinh bên ngoài đúng cách mới chỉ giải quyết được 1 vấn đề, quan trọng hơn là vệ sinh khi quan hệ tình dục và cách quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh các nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến việc vệ sinh kinh nguyệt hàng tháng: không nên để băng vệ sinh quá 4 giờ, rửa sạch vùng kín mỗi khi thay băng vệ sinh và không quan hệ vợ chồng khi đang có kinh.

- Tôi bị ngứa và khó chịu ở vùng kín, đi khám thì bác sĩ chẩn đoán là viêm âm đạo, cho thuốc đặt và yêu cầu kiêng quan hệ vợ chồng. Nhưng tôi không thể thực hiện theo được vì mỗi lần né tránh lại bị chồng giận dỗi, ghen tuông. Nói thật với chồng thì tôi ngại, sợ chồng không chia sẻ, rồi chê ở bẩn nên mới mắc bệnh. Do đó, cứ qua mỗi đợt điều trị vài bữa là tôi bị mắc lại, không tài nào dứt được bệnh. Tôi phải làm thế nào thưa bác sĩ? (Chị N, 27 tuổi)

Đây là vấn đề cần đến sự tế nhị và khéo léo của người phụ nữ. Trước hết bản thân chị cần phải chủ động đối mặt với vấn đề và nhẹ nhàng giải thích cho chồng hiểu: bệnh viêm nhiễm phụ khoa có liên quan mật thiết đến việc quan hệ vợ chồng không đảm bảo an toàn vệ sinh, từ đó động viên để anh ấy chia sẻ và có trách nhiệm ủng hộ vợ trong quá trình điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chúc vợ chồng bạn sẽ có được sự đồng lòng để điều trị dứt điểm và giữ gìn hạnh phúc.

- Tôi bị viêm âm đạo do nấm, đã điều trị vài lần, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ mà không thể khỏi dứt điểm. Bác sĩ khuyên tôi nên về thuyết phục chồng cùng đi khám, nhưng tôi nói thế nào anh ấy cũng giãy nảy lên không chịu. Tôi phải nói sao để chồng chịu nghe đây? (Chị N.A, 32 tuổi)

Đối với việc điều trị nấm âm đạo thì bạn không nhất thiết phải đưa chồng đi khám, chỉ cần xin đơn điều trị kết hợp cho chồng bằng đường uống và có thể bằng đường bôi tại chỗ, song song với việc chủ động điều trị của bản thân. Chúc bạn mau khỏi bệnh!

- Vợ chồng tôi lấy nhau được 3 năm nhưng vẫn kế hoạch vì muốn ổn định kinh tế trước. Hiện tại, chúng tôi muốn có con thì tôi lại bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tôi đã đi chữa 2 lần nhưng vẫn chưa khỏi hẳn, nhưng đợi lâu hơn thì tôi lại không muốn vì lớn tuổi rồi, gia đình 2 bên giục quá. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên? (Chị H, 31 tuổi)

Nguyên tắc chung khi mắc bệnh phụ khoa là cần chữa khỏi rồi mới được có thai. Với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung thì tùy mức độ sẽ phải mất từ 3 - 6 tháng để chữa khỏi. Tuy nhiên trong trường hợp đang “gấp rút” muốn có thai, bạn có thể xét nghiệm tế bào cổ tử cung để loại trừ tổn thương ung thư, sau đó có thai và sẽ giải quyết vấn đề cổ tử cung sau khi sinh nở cũng được. Chúc bạn sớm có tin vui!

Tôi bị viêm âm đạo do virus Herpes. Chồng tôi khẳng định là anh ấy hoàn toàn chung thủy, do đó quay sang nghi ngờ tôi ngoại tình với người đàn ông khác nên mới mắc bệnh như thế. Tôi không biết giải thích thế nào, còn bệnh thì chữa mãi không khỏi nên càng chán nản và lúc nào cũng stress. Tôi cần làm sao để giữ gìn hạnh phúc gia đình? (Chị P, 28 tuổi)

Y học đã chỉ ra rằng: virus Herpes rất dễ xâm nhập với bất cứ ai, đặc biệt ở những người có sức đề kháng kém. Virus Herpes gây tổn thương niêm mạc miệng hoặc niêm mạc và da vùng sinh dục, tuy nhiên có nhiều cách lây truyền chứ không phải chỉ riêng qua quan hệ tình dục. Bạn có thể tìm kiếm các thông tin khoa học qua sách báo hoặc trên internet để giải thích cho chồng hiểu và ủng hộ. Về việc điều trị, đã là bệnh do Virus thì có bị tái phát hay không tùy thuộc vào cách điều trị và liên quan chặt chẽ đến sức đề kháng của cơ thể. Trong quá trình điều trị, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng vì stress cũng là một nhân tố gây bệnh phụ khoa do mất cân bằng nội tiết. Chúc bạn điều trị hiệu quả và luôn hạnh phúc!

- Tôi bị viêm âm đạo và đã đi khám vài lần, lần nào cũng được kê đơn na ná như nhau. Hiện tại tôi lại thấy ngứa và ra khí hư màu vàng, có mùi giống những lần trước. Lần này đi khám bác sĩ có kê đơn thuốc đặt và dặn dò dùng đồng thời một số thảo dược như trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, cao dây ký ninh… kết hợp với Immune Gama trong 6 tháng thì bệnh mới khỏi hoàn toàn được. Tôi vẫn cảm thấy chưa yên tâm, xin bác sĩ giải thích thêm? (Chị Q, 25 tuổi)

Để điều trị hiệu quả, trước hết bạn cần loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh và tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, kết hợp với phương pháp điều trị đặc hiệu của Tây y, bạn có thể yên tâm sử dụng các loại thảo dược có thành phần như trên, giúp cân bằng độ PH âm đạo, tăng khả năng tái tạo tế bào tổn thương, bảo vệ niêm mạc âm đạo, tăng sức đề kháng cơ thể để giảm tối đa khả năng tái phát bệnh. Chúc bạn mau khỏi bệnh!

- Cháu đang là sinh viên, chưa có bạn trai và chưa từng QHTD. Thế nhưng cháu lại bị ngứa vùng kín và khí hư ra nhiều, vón cục màu trắng. Vậy có phải là cháu bị bệnh phụ khoa không? Cháu rất sợ đến phòng khám vì nhỡ đâu ảnh hưởng đến màng trinh. Tự mua thuốc về uống thì bạn cháu bảo sẽ ảnh hưởng đến nội tiết, khó có con sau này. Do đó cháu chỉ mua dung dịch vệ sinh về dùng thôi, nhưng cứ đỡ vài hôm lại bị ngứa. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên. (Bạn L, 19 tuổi)

Tuy cháu chưa quan hệ tình dục nhưng không có nghĩa là không thể mắc bệnh phụ khoa. Với các triệu chứng đã nêu thì có thể cháu đã bị nhiễm nấm âm hộ âm đạo do nguồn nước hay băng vệ sinh không đảm bảo. Tốt nhất cháu nên đi khám phụ khoa để được chẩn đoán cụ thể. Hiện nay khoa học phát triển, các bác sĩ cũng rất tâm lý và có tay nghề cao nên cháu không cần lo lắng việc bị can thiệp gây ảnh hưởng đến màng trinh. Nếu bị nhiễm nấm, cháu cần uống thuốc điều trị đặc hiệu, kết hợp với thuốc bôi và rửa ngoài.

Các bạn gái trẻ có thể yên tâm đi khám và chăm sóc sức khỏe phụ khoa

- Tôi nhiều lần bị ngứa vùng kín, đi tiểu buốt và đau rát khi quan hệ với chồng, tôi đã mua thuốc về dùng theo tư vấn của người bán thuốc. Nhưng hiện tại, mức độ đau rát của tôi ngày càng tăng, khí hư có mùi hôi khó chịu. Mong bác sĩ giới thiệu cho tôi loại thuốc nào hiệu quả nhanh và an toàn, tránh bị tái phát. (Chị G, 26 tuổi)

Bạn nên từ bỏ thói quen tự điều trị theo tư vấn của người bán thuốc, có thể “tiền mất tật mang”. Trước hết bạn cần đi khám phụ khoa ở phòng khám có uy tín, sau khi có kết quả xét nghiệm dịch âm đạo, xác định rõ loại vi khuẩn gây bệnh thì bác sĩ mới kê đơn thuốc đặc hiệu được. Sau đó, cần tuân thủ theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ để điều trị có hiệu quả nhanh, an toàn và hạn chế tái phát.

- Tôi trước nay là người rất sạch sẽ và nhạy cảm với mùi hôi. Thế nhưng, gần đây tôi thường xuyên bị ngứa rát vùng kín, khí hư ra nhiều, màu xanh xám và có mùi hôi tanh rất khó chịu. Tôi tránh gần gũi chồng và thậm chí không dám ôm hôn các con vì sợ mọi người thấy tôi “bốc mùi”. Tôi phải làm sao thưa bác sĩ? (Chị T, 34 tuổi)

Các triệu chứng bất thường ở vùng kín thường do các loại vi khuẩn khác nhau. Muốn biết rõ, bạn cần phải đi khám phụ khoa, xét nghiệm dịch âm đạo, sau đó bác sĩ mới cho thuốc điều trị đúng bệnh được. Bạn không nên mặc cảm mà cần giữ tinh thần thoải mái, chủ động khi điều trị. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!

- Gần đây tôi thấy cơ thể có nhiều thay đổi khó chịu, thỉnh thoảng bị bốc hỏa, vùng kín thường xuyên bị mẩn đỏ, ra khí hư dạng bột trắng và đi tiểu khó khăn. Bác sĩ có thể chẩn đoán và kê đơn cho tôi không? (Bác K, 47 tuổi)

Ở độ tuổi của chị, cơ thể đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, cần phải khám sức khỏe tổng thể trước khi điều trị chứng bốc hỏa thì mới hiệu quả và an toàn. Với các biểu hiện bất thường về vùng kín và tiết niệu, chị cũng cần đi khám phụ khoa để xác định rõ loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn cụ thể. Chúc chị luôn mạnh khỏe!

- Tôi có bầu ngoài dạ con phải can thiệp đình chỉ, do nguyên nhân là trước đó tôi bị viêm nội mạc tử cung, tưởng đã chữa khỏi nhưng hóa ra bị tái phát mà không biết. Tôi rất lo lắng và không biết nên dùng loại thuốc điều trị nào để chắc chắn là mình đã khỏi bệnh hoàn toàn trước khi có bầu lần nữa? (Chị N, 25 tuổi)

Bầu/chửa ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con thường là do hai ống dẫn trứng bị viêm nhiễm (cấp tính hoặc mãn tính) làm hạn chế lưu thông. Khó có loại thuốc điều trị nào khẳng định sẽ không bị tái phát nữa, chỉ có thể chủ động điều trị 1 đợt kháng sinh đường tiêm hoặc uống. Sau đó, bạn cần tránh thai ít nhất 6 tháng, trước khi muốn có thai lại nên đi chụp tử cung vòi trứng để xác định độ thông của 2 ống dẫn trứng. Chúc bạn điều trị hiệu quả và sớm có tin vui!

- Tôi bị viêm lộ tuyến chữa đã lâu không khỏi. Hiện tại tôi đang cho con bú nên rất sợ uống thuốc tây sẽ ảnh hưởng đến sữa. Tôi có thể dùng loại thuốc hỗ trợ nào có nguồn gốc từ thảo dược để vừa hiệu quả, vừa không gây hại cho em bé? (Chị T, 27 tuổi)

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung rất ít dùng thuốc tây y đường uống. Tùy mức độ tổn thương, bạn có thể cần đốt điện cổ tử cung đồng thời dùng thảo dược có chứa trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, cao dây ký ninh… kết hợp với Immune Gama. Nếu tổn thương ít và đang có chiều hướng tái tạo, bạn chỉ cần dùng thảo dược và có thể yên tâm sử dụng mà không sợ gây hại cho em bé.

- Gần đây, tôi thấy mình có các biểu hiện khó chịu ở vùng kín, đi khám thì phát hiện bị viêm lộ tuyến tử cung và được kê đơn một số loại thuốc Tây y. Tuy nhiên, bạn tôi trước cũng bị như tôi và đã điều trị khỏi bệnh, có khuyên là ngoài áp dụng theo đơn thuốc tây, cần phải dùng thêm các thảo dược như trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, cao dây ký ninh… kết hợp với Immune Gama để cân bằng PH âm đạo, giúp cổ tử cung hết viêm hết lộ tuyến. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi có nên thực hiện theo lời khuyên của người bạn không và tại sao? (Chị N, 31 tuổi)

Trước hết, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa phụ sản. Ngoài ra, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn và hạn chế tái phát nếu được kết hợp với các thảo dược như đã nêu. Các thành phần trong đó sẽ giúp tổn thương nhanh hồi phục hơn, tăng khả năng tự bảo vệ của niêm mạc âm đạo, cân bằng độ PH âm đạo và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, bạn nên yên tâm thực hiện theo lời khuyên của người bạn. Chúc bạn điều trị hiệu quả và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!

- Xin cảm ơn bác sĩ!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét